Framework đang là một xu hướng trong phát triển các ứng dụng hiện nay. Tuy vậy những ai mới bước chân vào lĩnh vực này còn khá bỡ ngỡ với khái niệm Framework. Vậy thực sự Framework là gì? Framework có vai trò như thế nào? Câu trả lời có ngay sau đây.
Framework là gì?
Framework dịch ra từ tiếng anh có nghĩa là bộ khung, ý chỉ bộ khung đỡ của một kết cấu thường là bê tông, thép hoặc gỗ. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, framework được hiểu là một tập hợp các thư viện phần mềm, trình biên dịch, diễn dịch hoặc API nhằm cung cấp một bộ khung giúp việc lập trình ứng dụng trở nên nhanh chóng, dễ dàng.
Hiểu đơn giản, framework giống như khung nhà được xây sẵn trên nền móng cơ bản. Việc bạn cần làm chỉ là hoàn thiện và làm nội thất theo ý mình. Framework giúp công việc lập trình từ phức tạp trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
Framework là gì?
Những tính năng chính của framework
Framework có rất nhiều tính năng, trong giới hạn bài viết framework là gì, ITTODAY chỉ đề cập tới những tính năng nổi bật của framework.
- Framework làm quá trình thiết kế và xây dựng giao diện ứng dụng trở nên đơn giản hơn, tối ưu hiệu quả làm việc.
- Gia tăng tính linh hoạt của ứng dụng thông qua sự trừu tượng.
- Giúp giảm hoặc loại bỏ những nhiệm vụ lặp đi lặp lại.
- Đơn giản hóa cách sử dụng các công nghệ mới, phức tạp.
- Framework hỗ trợ tái sử dụng mã code.
- Nó liên kết với các đối tượng, thành phần riêng biệt để tạo thành một hệ thống hữu ích.
- Người dùng dễ dàng kiểm tra và sửa lỗi mã.
- Quy trình khép kín từ thiết kế giao diện, code cho tới kiểm thử phần mềm.
Framework giúp quá trình thiết kế ứng dụng trở nên tối ưu
Những framework phổ biến hiện nay
Laravel Framework
Laravel Framework là một framework được giới lập trình viên sử dụng rất phổ biến. Đây là một framework có mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Nó được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển các phần mềm/ứng dụng theo kiến trúc MVC.
Codeigniter Framework
Codeigniter là một trong các nền tảng thiết kế web theo mã nguồn mở được ưa chuộng hiện nay. Ngôn ngữ lập trình mà nó sử dụng là PHP. Codeigniter được sử dụng chủ yếu để xây dựng các loại web động.
Phiên bản đầu của nó được phát hành vào 28/02/2006. Hiện tại, Codeigniter đang được phát triển bởi ExpressionEngine Development Team thuộc EllisLab, Inc.
CakePHP
Bên cạnh Laravel, Codeigniter thì CakePHP cũng là một framework phổ biến đi theo mô hình MVC. Mục tiêu của nó là tạo ra nền tảng phát triển miễn phí nhằm hỗ trợ cộng đồng lập trình viên PHP xây dựng nên các ứng dụng có tính linh hoạt cao, nhanh và mạnh mẽ.
CakePHP là một framework phổ biến đi theo mô hình MVC
Node.js
Một cái tên tiếp theo mà chúng tôi đưa vào danh sách những framework phổ biến nhất hiện nay là Node.js. Đây là môi trường thích hợp để thực hiện các câu lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình Web Javascript.
.NET framework
.NEt Framework là phần mềm được phát triển bởi Microsoft và được sử dụng chủ yếu trên hệ điều hành Windows. Nó cung cấp nhiều thư viện lập trình giúp việc xây dựng phần mềm dễ dàng hơn.
Spring Framework
Spring là một framework phát triển các ứng dụng Java, được sử dụng bởi hàng triệu lập trình viên. Các tính năng chính của nó có thể áp dụng cho bất kỳ ứng dụng Java nào.
Ưu điểm và nhược điểm của framework
Framework đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng các phần mềm/ứng dụng hiện nay. Lập trình viên không thể thiếu framework trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình.
Ưu điểm của framework
- Framework có sẵn những tính năng chung cho phần mềm/ứng dụng, người lập trình chỉ cần đưa vào sử dụng những tính năng này để xây dựng web.
- Giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian, chi phí và tối ưu hiệu quả công việc.
Framework giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian và chi phí
- Framework có khả năng kế thừa các cấu trúc, tính năng đã được tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp cho quá trình vận hành hay bảo trì, khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn.
- Người dùng có thể tùy ý mở rộng thông qua những gì mà framework cung cấp bằng cách ghi đè có chọn lọc lên các lớp có sẵn hay viết thêm những tính năng mới. Tất nhiên là việc này phải được thực hiện dựa trên sự tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định.
Dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng framework vẫn tồn tại những nhược điểm.
Nhược điểm của framework
- Để sử dụng thành thạo framework, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian, công sức.
Người dùng mất nhiều thời gian để sử dụng thành thạo framework
- Khi sử dụng framework, kích thước của ứng dụng/phần mềm sẽ trở nên lớn hơn rất nhiều. Do đó, nó không phù hợp với những ứng dụng/phần mềm nhỏ.
- Các lập trình viên cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc do framework đề ra khi viết code.
Hi vọng qua bài viết lý giải framework là gì của ITTODAY – Công ty tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ IT chuyên nghiệp đã giúp bạn hiểu hơn về framework. Nếu cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì về hệ thống mạng, cơ sở hạ tầng, máy tính, hệ thống bảo mật, hãy liên hệ ngay với ITTODAY qua hotline 097 383 6600 bạn nhé!
Xem thêm: Những thông tin về dịch vụ IT