Trong nhịp sống kinh tế Việt Nam, Blockchain đã trở thành công nghệ lưu trữ có công suất làm việc và hiệu quả vô cùng lớn. Nó trở thành xu hướng ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực như: sản xuất, ngân hàng, viễn thông, kinh doanh… Tuy nhiên, không phải ai cũng trả lời được câu hỏi Blockchain là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và đánh giá khách quan nhất về Blockchain.
Blockchain là gì?
Nếu chưa làm quen với khái niệm Blockchain là gì, hẳn bạn sẽ cảm thấy xa lạ và khó hiểu. Nhưng đối với những người thường xuyên sử dụng Blockchain thì đây là công cụ lưu trữ hữu ích và thông minh hàng đầu hiện nay. Blockchain là chuỗi thông tin khổng lồ bao gồm nhiều khối thông tin riêng biệt.
Blockchain là chuỗi thông tin khổng lồ với nhiều khối liên kết khác nhau
Người dùng còn hay gọi Blockchain với cái biệt danh là “sổ cái” bởi cuốn “sổ cái” này tập hợp tất cả vấn đề liên quan đến tài chính, dữ liệu của một công ty, doanh nghiệp. “Sổ cái” Blockchain có thể chia sẻ cho nhiều người truy cập. Và khi có một dữ liệu mới được cập nhật, tất cả thành viên phải xác nhận đồng thuận thì dữ liệu đó mới được thiết lập.
Lợi ích của công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain là khâu duy nhất tiếp nhận, phân loại và lưu trữ dữ liệu. Như vậy, sẽ không có một khâu trung gian nào khác làm ảnh hưởng đến dữ liệu của doanh nghiệp, công ty. Do đó, Blockchain có tính bảo mật rất cao, tăng cường an ninh và bảo vệ sự minh bạch trong thông tin. Blockchain giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho nhân công, gia tăng nguồn lợi cho doanh nghiệp.
Công nghệ Blockchain mang đến cho người dùng nhiều lợi ích
Blockchain là gì mà mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đến thế? “Sổ cái” Blockchain đảm bảo cho công việc luôn đạt được độ chính xác gần như tuyệt đối. Đơn vị sử dụng sẽ tránh được tình trạng sửa lỗi do con người gây ra. Mọi thông tin đều được tính toán kỹ lưỡng, logic và đảm bảo tính minh bạch.
Đánh giá ưu và nhược điểm của Blockchain
Nếu như đã hiểu được Blockchain là gì, hẳn bạn sẽ cảm thấy hoài nghi về khả năng hoạt động của công nghệ này. Tuy nhiên, những đánh giá sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn:
Ưu điểm
- Hoạt động độc lập một cách thông minh, logic.
- Blockchain không thể bị làm giả, không có cách nào phá hủy các khối trong chuỗi Blockchain.
- Thông tin lưu trữ trong Blockchain có thời hạn vĩnh viễn, không bao giờ bị biến mất.
- Đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối. Các dữ liệu được Blockchain lưu trữ một cách an toàn.
- Dữ liệu lưu trữ trong Blockchain có tính công khai, thống nhất nên rất rõ ràng và minh bạch. Người tham gia không chỉ biết được các số liệu liên quan mà còn có thể thống kê lịch sử hoạt động nhanh chóng.
- Công nghệ Blockchain cho phép tự động thực hiện các điều khoản, thỏa thuận trong hợp đồng một cách chuẩn xác và thần tốc. Đây là dạng hợp đồng kỹ thuật số thông minh, không cần đến bên thứ 3 tham gia.
Nhược điểm
- Luôn nằm trong “tầm ngắm” của các hacker vì sở hữu khối lượng “khủng” dữ liệu quan trọng và hợp đồng giao dịch giá trị lớn.
- Nếu đã xác thực dữ liệu trên Blockchain, rất khó để người dùng có thể sửa lại.
- Nếu như mất Private – key, tiền của người dùng cũng không thể hoàn trả. Đến nay, vẫn chưa có cách để lấy lại tiền cho trường hợp này.
Phân loại Blockchain như thế nào?
Mặc dù hoạt động thành chuỗi các khối thông tin liên kết nhưng Blockchain vẫn được phân loại để phù hợp với mục đích sử dụng và phương thức bảo mật. Hệ thống Blockchain được chia thành 3 loại chính như sau.
Public blockchain
Đây là phân loại giúp bất kỳ thành viên nào tham gia hệ thống cũng có quyền đọc và ghi lại dữ liệu. Có đến hàng triệu, thậm chí hàng vạn nút tham gia vào hệ thống Blockchain. Do đó, chi phí để phá vỡ cấu trúc Blockchain cũng như xâm nhập vào hệ thống rất đắt đỏ. Việc tấn công vào Blockchain cũng trở nên bất khả thi.
Public Blockchain có thể vừa đọc vừa ghi dữ liệu
>>>Xem thêm: Những thông tin về giải pháp công nghệ
Private blockchain
Nếu như Public cho phép người dùng vừa đọc vừa ghi lại dữ liệu thì Private blockchain chỉ cho phép đọc dữ liệu. Quyền ghi sẽ cần đến một bên thứ 3 có độ tin cậy cao hơn. Đặc biệt, bên thứ 3 này có tất cả quyền truy cập, thay đổi mọi thứ trên Blockchain. Nếu một vài thành viên bị cấm đọc dữ liệu thì chỉ có thể là bên thứ 3 đưa ra quyết định đó. Ngoài ra, thời gian xác nhận giao dịch của Private Blockchain cũng rất ngắn do không cần thiết tất cả thành viên phải xác thực.
Bên thứ 3 quyết định mọi vấn đề trong Blockchain
Permissioned blockchain
Permissioned còn được gọi với cái tên khác là Consortium. Đây là kết quả của sự kết hợp giữa Public Blockchain và Private Blockchain. Nhờ sự kết hợp này, người dùng sẽ có nhiều tính năng vượt trội hơn. Khả năng bảo mật của dạng Blockchain này cũng được nâng cấp bởi nó được củng cố từ “niềm tin” giữa hai dạng Blockchain phổ biến.
Blockchain đem lại cho người dùng những lợi ích vô cùng tuyệt vời. Đây là công nghệ gần như không có lỗ hổng, người bạn tin cậy cho mọi doanh nghiệp, công ty. Thông qua bài viết Blockchain là gì trên đây, ITTDAY Việt Nam hy vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết cần thiết và bổ ích.