Đối với những người am hiểu máy tính, công nghệ, khái niệm cache chắc hẳn đã rất quen thuộc. Nếu chưa biết về cache, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cache là gì, các loại cache cũng như những thuật ngữ liên quan đến cache qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cache là gì?
Cache là một thuật ngữ dùng để chỉ bộ nhớ đệm chứa dữ liệu của máy tính. Cache có thể là phần cứng hoặc cũng có thể là phần mềm được tích hợp sẵn trong máy tính dùng cho việc lưu trữ các dữ liệu cách tạm thời.
Dữ liệu được lưu trữ trong cache có thể là các thuật toán đã được thực hiện, hay các yêu cầu từ ứng dụng hay phần cứng, hoặc cũng có thể là các dữ liệu được lưu trữ ở một nơi nào đó…
Việc lưu trữ dữ liệu vào cache sẽ giúp tăng tốc độ truy cập website cũng như giảm độ trễ của website. Ngoài ra, bộ nhớ đệm cũng góp phần giúp các thao tác thực hiện trên website nhanh và thuận tiện hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng cache cũng giúp cho website oặc các ứng dụng có lượt truy cập nhiều hơn. Từ đó, tăng hiệu suất làm việc của website.
Các dữ liệu lưu trữ trong cache sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời điểm truy cập. Những mục được lưu trữ ở thời điểm xa nhất sẽ bị xóa đi khi đạt mức giới hạn lưu trữ của bộ nhớ. Và cache sẽ giữ lại các mục được truy cập gần nhất đứng ở top đầu.
Ảnh minh họa.
2. Các loại lưu Cache
Qua phần 1, các bạn đã hiểu rõ cache là gì rồi phải không nào. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thông tin về các loại cache phổ biến. Việc lưu trữ dữ liệu ở cache được chia thành 3 loại:
2.1 Write-around Cache
Đây là loại cache có khả năng ghi nhớ trực tiếp. Loại này có ưu điểm là giúp giảm tình trạng quá tải của bộ nhớ. Tuy nhiên, hình thức này không lưu trữ dữ liệu. Vì thế, việc truy cập ban đầu sẽ có thể bị chậm lại.
2.2 Write-through Cache
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ kỹ thuật ghi đè dữ liệu lên bộ nhớ Cache và Storage. Loại này có ưu điểm là giúp cho quá trình xuất và đọc dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên, việc chỉ có thể hoàn tất việc ghi nhớ khi tất cả các dữ liệu đều được bộ nhớ Cache và bộ nhớ Primary Storage nên gây tình trạng chậm trễ cho quá trình lưu trữ.
2.3 Write-back Cache
Loại bộ nhớ này được gọi là bộ nhớ đệm ghi lại. Loại này cho phép chuyển tất cả các hoạt động sang cache. Ưu điểm của loại cache này là giúp tăng tốc độ cũng như hiệu năng làm việc của website hay các ứng dụng. Tuy nhiên, loại cache này có nhược điểm là có thể mất dữ liệu trước khi được lưu trữ trong bộ nhớ.
Ảnh minh họa.
3. Vị trí lưu cache ở đâu?
Thông thường, dữ liệu của bộ nhớ đệm thường được lưu trữ trên máy chủ lưu trữ giữa máy chủ web và máy khách. Có 3 vị trí, dữ liệu cache được lưu trữ dưới đây.
3.1 Browser cache
Đối với các trình duyệt web như Chrome, Safari, Firefox… thường sử dụng một bộ nhớ đệm riêng. Bộ nhớ này được gọi là Browser cache. Khi người dùng truy cập vào website, các dữ liệu sẽ được lưu trữ trên Browser cache.
Trong trường hợp người dùng ấn nút Back, các dữ liệu đã lưu trong Browser cache sẽ được hiển thị lại. Điều này sẽ giúp người dùng truy cập nhanh hơn và giảm thời gian phản hồi của website.
3.2 Proxy cache
Khác với Browser cache dùng cho việc lưu trữ cá nhân, Proxy cache được dùng lưu trữ cho nhiều người truy cập cùng một nội dung. Điều này giúp giảm băng thông hoạt động và tăng tốc độ truy cập website cũng tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng.
3.3 Gateway cache (reverse proxy cache)
Đây là một dạng lưu trữ giúp giảm tải lên máy chủ. Gateway cache sẽ được đặt gần với máy chủ nguồn. Việc triển khai Gateway cache được thực hiện theo mô hình máy chủ 2 lớp. Lớp thứ nhất dùng để xử lý những nội dung tĩnh, lớp này được gọi là Frontend. Lớp thứ hai dùng để xử lý nội dung động và được gọi là Backend.
Ảnh minh họa.
4. Các khái niệm liên quan Cache
Ngoài việc làm rõ cache là gì, ITTODAY Việt Nam sẽ thông tin thêm về các khái niệm liên quan đến cache để giúp bạn hiểu chính xác hơn về cache nhé!
– Cache memory: Đây là một dạng bộ nhớ đệm có thể lưu trữ lệnh cùng nhiều chức năng được yêu cầu khi chương trình đang chạy.
– Cache server: Đây là dạng bộ nhớ đệm giúp lưu trữ dữ liệu website, nội dung internet dạng cục bộ.
– Disk cache: Đây là một tính năng giúp ghi nhớ nội dung tại thời điểm mới nhất cũng như những dữ liệu liền kề có thể truy cập lại.
– Flash cache: Đây là khái niệm dùng để chỉ thiết bị lưu trữ tạm thời. Khi sử dụng loại lưu trữ này, tố độ truy xuất dữ liệu sẽ nhanh hơn.
– Web cache: Đây chính là bộ nhớ đệm của website giúp lưu trữ tạm thời nội dung tĩnh được truy cập thường xuyên. Web cache giúp giảm độ trễ cũng như giảm tối đa băng thông tiêu thụ. Qua đó giúp tăng tốc khả năng truy cập của website.
Qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ cache là gì rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cache cũng như các đặc điểm, các khái niệm liên quan. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả!