Xây dựng hệ thống mạng máy tính – hạng mục không thể thiếu trong các đơn vị, doanh nghiệp

Xây dựng hệ thống mạng máy tính là một trong những hạng mục không thể thiếu nếu một đơn vị, doanh nghiệp muốn hoạt động thuận lợi, nhất là trong thời buổi bùng nổ CNTT như hiện nay. Vậy xây dựng hệ thống mạng là gì? Hãy cùng ITTODAY Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hệ thống mạng máy tính là gì?

xây dựng hệ thống mạng

Hệ thống mạng là sự kết nối và có thể chia sẻ dữ liệu giữa ít nhất 2 thiết bị với nhau thông qua mạng Internet để tạo thành mạng lưới liên kết. Việc xây dựng hệ thống mạng được cho là hạng mục quan trọng không thể thiếu của các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay. Các máy tính được kết nối trong một hệ thống mạng ở đây có thể hiểu là ở quy mô trong cùng văn phòng, cùng tòa nhà, cùng thành phố hoặc trên toàn cầu.

Việc xây dựng hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho cả các nhà quản lý lẫn người dùng. Với hệ thống mạng, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ, xem, sao chép, chỉnh sửa dữ liệu đã được lưu ở một máy tính khác như đang lưu trữ ở chính máy tính của bạn.

Khi được kết nối thành một hệ thống mạng, các máy tính trong hệ thống này có thể sử dụng các tài nguyên như: máy in, thiết bị lưu trữ, máy fax, máy quét, modem, webcam cùng nhiều thiết bị khác. Bên cạnh đó, bạn cũng hoàn toàn có thể chia sẻ các chương trình, tập tin cho nhau khi ở cùng hệ thống mạng.

Hệ thống mạng máy tính gồm những thiết bị gì?

xây dựng hệ thống mạng

Về cơ bản, một hệ thống mạng máy tính sẽ gồm tất cả mọi thiết bị phần mềm và phần cứng liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối thông suốt. Khi xây dựng hệ thống mạng máy tính, bạn cần đảm bảo có đủ những thiết bị như sau:

– Máy chủ server, máy tính, các switch, tường lửa, máy in…

– Dây mạng, các thiết bị linh kiện,… để cả hệ thống có thể kết nối với nhau.

– Phần mềm để các máy tính có thể thực hiện trao đổi thông tin.

Ngoài các thiết bị cần thiết, người dùng cũng cần phải được trang bị kiến thức và sự hiểu biết để có thể thực hiện các thao tác trên hệ thống mạng.

Hệ thống mạng máy tính gồm những loại nào?

Trên thực tế, hệ thống mạng máy tính được chia thành 4 loại chính. Tùy theo nhu cầu cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp mà bạn có thể xây dựng hệ thống mạng phù hợp.

Mạng LAN

Đây là mạng dùng để cung cấp kết nối Internet cho tất cả người dùng ở trong cùng một doanh nghiệp có cùng không gian với duy nhất một kết nối Internet. Ở đó, mỗi thiết bị Internet có thể được cấu hình tương tự như các nút trong mạng LAN; đồng thời, thông qua một máy tính riêng, có thể được kết nối Internet. Toàn bộ máy tính trong hệ thống mạng LAN này cũng được cấp quyền truy cập vào máy in thông qua kết nối với các máy trạm văn phòng.

Mạng WAN

So với mạng LAN, mạng WAN quy mô phủ sóng ở phạm vi rộng hơn, có thể là kết nối từ quốc gia này tới quốc gia khác và cả quy mô toàn cầu. Thông qua các gói mạng có khả năng chuyển mạch về truyền dữ liệu hoặc một đường dây thuê bao do một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp mà mạng WAN có thể thực hiện được.

Mạng INTRANET

Là một kiểu mạng nội bộ mở rộng, về cơ bản, mạng INTRANET là nơi mà người dùng ở trong khuôn khổ hệ thống mạng của công ty mình có thể tìm thấy toàn bộ nguồn dữ liệu mà không cần tìm ở nơi khác. Mạng INTRANET có thể gồm các mạng: WAN, LAN và MAN.

Mạng SAN

Mạng SAN được hiểu là mạng lưu trữ mà ở đó, nó có thể cung cấp một cơ sở hạ tầng với tốc độ cao giúp di chuyển dữ liệu giữa  máy chủ tập tin và các thiết bị lưu trữ. Mạng SAN có hiệu suất rất nhanh, các tính năng dự phòng được tích hợp sẵn. Trong cùng mạng SAN, khoảng cách giữa các máy có thể lên tới 10km. Bên cạnh đó, kiểu mạng này có mức chi phí thấp trong khi hiệu quả mà nhà quản trị có được lại rất lớn.

Lợi ích khi xây dựng hệ thống mạng văn phòng

Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng hệ thống mạng văn phòng là hạng mục không thể thiếu của bất kỳ đơn vị, doanh nghiệp nào. Lợi ích của hệ thống mạng mang lại là rất lớn, cụ thể:

– Trong cùng một hệ thống mạng, người dùng có thể cùng xem các dữ liệu nội bộ được chia sẻ cũng như sử dụng chung các tiện ích.

– Thông qua khả năng phân quyền truy cập cho các người dùng, tài nguyên sẽ được quản lý một cách dễ dàng, đơn giản và bảo mật hơn.

– Người trong cùng hệ thống mạng có thể kết nối và dùng chung tất cả các thiết bị như: máy in, máy scan.

– Về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí và có thể áp dụng để nâng cấp thêm cả hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ. Điều này giúp mang tới hiệu quả hoạt động rất cao cho đơn vị, doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc xây dựng hệ thống mạng máy tính. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về hệ thống mạng trong một đơn vị, doanh nghiệp.

Rate this post