hacker là gì

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta nghe nhắc rất nhiều đến hacker, nhất là những vụ việc liên quan đến tấn công hệ thống mạng. Vậy hacker là gì? Liệu mọi hacker đều xấu? Làm sao để tránh sự xâm nhập của hacker? Tất cả sẽ có trong câu trả lời dưới đây!

Hacker là gì?

Chúng ta thường nghe nói đến những vụ án liên quan đến an ninh mạng, những vụ đánh cắp tài khoản ngân hàng hay đột nhập dữ liệu trên hệ thống internet … Tất cả đều do những hacker thực hiện. Vậy hacker là gì? Có phải tất cả các hacker đều là kẻ xấu hay không?

hacker là gìHacker là gì?

Để có thể hiểu rõ nhất định nghĩa hacker là gì thì chúng ta cần hiểu bản chất của nó. Đây là từ tiếng Anh được bắt nguồn từ chữ “Hacking”. Đó có nghĩa là chỉ việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng Internet. Đó có thể là những sơ hở trong phần cứng hay phần mềm máy tính của một cá nhân hoặc doanh nghiệp/tổ chức nào đó. Mục đích của hoạt động này là  xâm nhập bất hợp pháp để đánh cắp dữ liệu hoặc điều gì đó để trục lợi. 

Như vậy, hacking là chỉ công việc xâm nhập trái phép vào tài khoản, hệ thống của người khác để “ăn cắp”. Và người thực hiện công việc này được gọi là hacker. Hacker phải là những người am hiểu về công nghệ, lập trình. Họ phải biết thủ thuật, kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin. Điều này giúp họ lợi dụng các lỗi bảo mật của một hệ thống máy tính hay phần mềm để thực hiện hành vi xấu xa của mình.

Có những loại hacker nào?

Hacker phần lớn là những người “ăn cắp”, những “tên trộm” đột nhập vào hệ thống trên internet của cá nhân hay tổ chức khác. Số đó là những thành phần xấu, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng cũng như an ninh mạng. Tất nhiên tùy vào mục đích, không phải tất cả hacker đều là tội phạm. Trên thế giới, có nhiều loại hacker khác nhau, chúng được phân biệt danh vào kỹ năng và mục đích thực hiện hành vi.

Script Kiddie

Đây là những người không có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin song họ lại có am hiểu nhất định. Từ đó họ biết cách dùng các đoạn mã có sẵn hoặc phần mềm hacking có sẵn. Đây là yếu tố và là công cụ mà họ dùng để tấn công và thực hiện ý đồ xấu của mình.

hacker là gìHacker là thủ phạm của nhiều vụ án an ninh mạng

Hacker mũ trắng

Hacker mũ trắng còn có tên gọi khác theo tiếng Anh là white hat. Đây là những hacker có đạo đức. Họ đột nhập vào hệ thống hay phần mềm, ứng dụng, website nào đó không nhằm mục đích ăn cắp thông tin, tư lợi cá nhân. Mà mục đích của họ là để kiểm tra hệ thống an ninh, phát hiện lỗ hổng để từ đó kịp thời sửa chữa và cập nhật nâng cấp.

Như vậy, ngoài việc đánh giá hacker là người xấu thì đây là bộ phận hacker ngoại lệ. Nhờ nắm vững chuyên môn lĩnh vực CNTT và an toàn thông tin, khoa học máy tính và hiểu rõ đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp nên họ là người xã hội hiện đại rất cần. Nhờ có họ mà tội phạm công nghệ bị phát giác.

Hacker mũ đen

Đây là những người trái ngược hoàn toàn với hacker mũ trắng. Tức là, đây đích thị là những “tên trộm”. Họ tìm cách xâm nhập vào các hệ thống mạng máy tính để thực hiện các hành động trái phép. Có thể nhắc đến như nghe lén, đọc trộm, đánh cắp dữ liệu, khai thác tài nguyên hệ thống…  Mục đích của những hành động này là để tư lợi, trục lợi cá nhân.

Những tên hacker mũ trắng có đối tượng tấn công rất đa dạng. Họ nhắm đến cả những thành viên đến từ chính phủ, tổ chức công, doanh nghiệp, cá nhân…  Chúng có thể dùng những thông tin khai thác được để khống chế và buộc đối tượng phải chuộc tiền những khoản lớn.

Hacker mũ xám

Đây là những người đứng giữa ranh giới của hacker mũ trắng và hacker mũ đen. Mục đích của họ là ăn cắp dữ liệu. Và tất nhiên, hoạt động trái pháp nào thì cũng sẽ được quy là tội phạm. Đó là những tên tội phạm công nghệ.

Hacker mũ xanh

Hacker mũ xanh là những người làm công việc bảo mật. Trước khi một sản phẩm công nghệ hay hệ thống mạng được công khai, những người này sẽ tiến hành kiểm tra, tìm lỗi bảo mật để vá lại nó. Mục đích là giúp cho hệ thống được an toàn hơn.

hacker là gìKhông phải bất cứ ai là hacker cũng xấu

Hacker mũ đỏ

Đây là những người có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của hacker mũ đen. Khi phát hiện hệ thống bị tấn công, bằng các thủ thuật và kỹ năng chuyên môn, hacker mũ đỏ sẽ tiêu diệt các mã độc do cracker cài cắm từ bên trong.

Tân binh

Trước khi trở thành một trong 6 loại hacker trên thì mọi hacker đều phải trải qua giai đoạn tân binh. Đây là giai đoạn học hỏi để hiểu biết về công việc hacking.

Làm thế nào để phòng chống hacker xâm nhập?

Từ những thông tin trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng, hacker là những người thông minh và có chuyên môn vào về công nghệ thông tin. Trong môi trường công nghệ thông tin nhiễu loạn, thông tin mạng phức tạp như hiện này thì chúng ta cũng rất khó nhận diện hacker. Thường thì chúng ta phát hiện ra khi tài khoản đã bị hack. Làm sao để ngăn chặn điều này? Sau đây là một vài gợi ý:

  • Cập nhật phần mềm thường xuyên để nhằm tránh được những lỗ hổng của phần mềm cũ. Đây là yếu tố ngăn chặn các hacker tấn công vào khe hở của hệ thống.
  • Tránh việc sử dụng những phần mềm không rõ nguồn gốc. Rất có thể hacker sử dụng nó để tạo con đường ngắn nhất tấn công vào hệ thống của bạn.
  • Không nên truy cập vào những đường link website lạ, website không lành mạnh.
  • Sử dụng các phần mềm bảo mật cao.
  • Cài đặt mật khẩu có tính bảo mật mạnh nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan hacker là gì. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích để ngăn chặn sự xâm nhập của hacker, đảm bảo an toàn cho hệ thống! 

Xem thêm bài viết khác tại: ittoday.vn

2.8/5 - (19 bình chọn)