Tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết một số lệnh. Tài liệu được soạn và chỉnh sửa. Nên có gì sai sót mong các bạn góp ý.
Để xử dụng dòng lệnh đầu tiên bạn cần bật command shell lên, cái này tương tự như MS DOS của windows.Tùy theo hệ điều hành mà bạn đang dùng là gì mà nó sẽ là Konsole hay Terminal … Sau đó bạn cần có quyền root bằng lệnh su (hay sudo trong Ubuntu). Ngoài ra, các bạn dùng Putty để thực hiện ssh vào server linux thực hiện dòng lệnh

Lệnh cơ bản trên Linux - Phần 2

Lệnh thống kê dung lượng thư mục Linux

[root@seohanoi]# du -sh *

Bạn xem thông tin về user mình đang login bằng lệnh: id

[root@seohanoi ~]# id
uid=0(root) gid=0(root) groups=0(root),1(bin),2(daemon),3(sys),4(adm),6(di sk),10(wheel) context=root:system_r:unconfined_t:SystemLow-SystemHigh

Các chỉ số uid và gid sẽ cho biết quyền hạn của bạn trên hệ thống. 0 là quyền cao nhất rồi.Bây giờ bạn muốn login với user mới bạn sử dụng lệnh : useradd

[root@seohanoi ~]# useradd seohanoi

vậy là bạn đã có user mới là kikicoco trong hệ thống.Lệnh useradd có rất nhiều tham số khác nhau, để xem chi tiết bạn dùng lệnh man

[seohanoi@seohanoi root]$ man useradd

Lúc trước khi tạo user kikicoco chúng ta chưa tạo mật khẩu, bây giờ tạo mật khẩu cho user này, bằng lệnh passwd.

[root@seohanoi ~]# passwd seohanoi

Changing password for user seohanoi

New UNIX password:

Sau đó nhập mật khẩu vào.Để chuyển sang user này bạn dùng lệnh : su

[root@seohanoi ~]# su seohanoi

bạn kiểm tra lại bằng cách đánh lệnh : id

[seohanoi@seohanoi root]$ id
uid=501(seohanoi) gid=501(seohanoi) groups=501(seohanoi) context=root:system_r:unconfined_t:SystemLow-SystemHigh

Tiếp theo là các lệnh cơ bản với thư mục :Bạn cần biết hiện tại đang ở thư mục nào bạn dùng : pwd

[seohanoi@seohanoi root]$ pwd

/root

Vậy là user seohanoi đang ở thư mục /root.Các lệnh về thư mục ở trên unix tương tự như trên MS DOS của windows, chỉ có một số điểm khác biệt.Lệnh ls sẽ tương đương với dir.

Thực hành :

[seohanoi@seohanoi root]$ ls
ls: .: Permission denied

Vậy là lỗi rồi, user seohanoi không có quyền sử dụng lệnh ls. Lúc trước khi tạo user tôi chưa thêm shell cho user nên user sẽ không có quyền sử dụng lệnh này. Bây giờ tôi sẽ thêm shell cho user.Trước tiên cần chuyển về user root bằng lệnh : su root, nó sẽ hỏi mật khẩu --> nhập mật khẩu của root vào.Bạn dùng lệnh : usermod để thay đổi thông tin người dùng, cú pháp như sau:

SYNTAX
usermod [options] [user]

Bạn chưa biết shell nằm ở đâu, nên cần dùng lệnh whereis để xem vị trí của shell

[root@seohanoi ~]# whereis bash
bash: /bin/bash /usr/share/man/man1/bash.1.gz

[root@seohanoi ~]# usermod -s /bin/bash seohanoi

Tiếp theo lại su về user seohanoi

[seohanoi@seohanoi root]$ ls
ls: .: Permission denied

a ah, vẫn bị lỗi. Vậy là không phải rồi, lúc này ta đã hiểu sai. Không phải user seohanoi không có quyền dùng shell,vì vẫn dùng được lệnh pwd,… Mà là user seohanoi không có quyền đối với thư mục /root

Đây là điểm rất khác biệt với windows, ở Unix phân quyền rất chặt chẽ dựa theo các quyền :

Read – Write – Execute (Đọc – Ghi – Thực thi)

Các quyền này được thể hiện bằng ký hiệu : r – w – x hoặc 4 – 2 -1

Và với một thư mục quyền sẽ được phân cho : Owner – Group – others (người sử hữu – nhóm – người khác)

Để xem quyền của thư mục root ta dùng lệnh ls với tham số al:

[root@seohanoi/]# ls -al…drwxr-x— 20 root root 4096 Nov 28 14:35 root…

Nhìn vào dòng trên ta sẽ nhận được thông tin như sau :

Owner là root

Group là root

drwxr-x— : quyền đối với người dùng, chữ d ở đầu có nghĩa đây là thư mục, tiếp theo là quyền của owner :

rwx :--> owner có toàn quyền trên thư mục này, owner là root nên user root có toàn quyền trên thư mục này.

r-x :--> group có quyền đọc và chạy file, không có quyền ghi vào thư mục này.

— :--> others không có quyền gì đối với thư mục này.

kikicoco không thuộc group root nên không có quyền gì.

Nói thêm về cách thể hiện quyền đối với thư mục, như ở trên cói nói về cách thể hiện các quyền.drwxr-x— sẽ tương đương 740, khi thư mục để quyền tự do nhất là rwxrwxrwx – 777 tức là bất kỳ ai cũng có đầy đủ các quyền với thư mục đó.Để thay đổi quyền bạn dùng lệnh CHMOD, để thay đổi owner bạn dùng lệnh chown, để thay đổi group bạn dùng lệnh chgroup.Việc đặt quyền hạn đúng sẽ là cực kỳ quan trọng đối với một hệ thống, không chỉ UNIX.

ITtoday

VP Miền Bắc: 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội – ĐT: 0986.973.209 / 0962.604.887 / 01234.08.1987

VP Miền Bắc: Số 47 – Ngõ 207 Xuân Đỉnh – Q.Bắc Từ Liêm – TP.Hà Nội – ĐT: 097 383 6600
VP Miền Nam: 53/21 Đường 18, Khu phố 5, Phường Ninh Chung,  Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. – ĐT: 0976.413.635
Email: itotdayvn@gmail.com
Website: www.ittoday.vn

Yahoo: kettv88@yahoo.com

Skype: ket.tv

Rate this post