Thiết bị, Giải pháp Công nghệ, Tin tức

Switch là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Switch

Switch là một thiết bị chuyển mạch được dùng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác Switch là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng của chúng trong thực tế như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc đừng bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích dưới đây của ITTODAY.

1.   Switch là gì?

Switch là thiết bị chuyển mạch quan trọng được dùng rất phổ biến hiện nay. Nguyên tắc hoạt động của Switch là kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình hình sao (Star). Hiểu đơn giản, switch đóng vai trò trung tâm, còn các thiết bị vệ tinh khác bao gồm cả máy tính sẽ kết nối về đây. Từ đó tạo trạm trung chuyển để chuyển dữ liệu đi. Đặc biệt, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex giúp mở rộng băng thông của đường truyền. Đây là điểm nổi bật mà chỉ Switch có được, còn các thiết bị tương tự khác thì không.

switch là gìSwitch là thiết bị chuyển mạch quan trọng được dùng rất phổ biến hiện nay

Switch có khả năng chọn đường dẫn để cho phép chuyển frame (đơn vị của tầng liên kết dữ liệu) nên hoạt động của mạng LAN hiệu quả hơn. Switch còn nhận dạng máy được kết nối với nó thông qua xác định địa chỉ MAC nguồn trong frame.

2.   Đặc điểm của Switch

Switch có đặc điểm tương tự các thiết bị như Hub hay Router. Tuy nhiên, thiết bị này cũng có điểm khác biệt rõ ràng:

  • Phân chia kết nối trên mỗi đoạn mạng: Switch giúp chia nhỏ hệ thống mạng thành các đơn vị microsegment cho phép nhiều người có thể dùng trên nhiều segment khác nhau.
  • Cung cấp băng thông lớn: Thông qua việc Switch chia nhỏ mạng LAN thành nhiều đoạn mạng nhỏ như một làn đường riêng.

3.   Phân loại Switch

Dưới đây là một số cách phân loại switch phổ biến:

  • Phân loại theo số cổng:  Nhiều người thường chỉ quan tâm tới số cổng của switch khi mua thiết bị chuyển mạch, chỉ cần chúng đáp ứng được nhu cầu số lượng người dùng. Một số loại cổng có thể kể đến như: Switch 4 port, Switch 8 port, Switch 12 port, Switch 16 port, Switch 24 port, Switch 48 port.

switch là gìPhân loại switch theo số cổng

  • Phân loại theo vị trí hoạt động có một số loại như Switch công nghiệp, Access Switch, Core Switch
  • Phân loại theo công nghệ có các loại như Switch Ethernet 10/100, Switch Ethernet POE, Switch cổng Quang, Switch Ethernet 10/100/1000 (Switch Gigabit)
  • Phân loại Switch theo lớp có các loại như Switch Layer 1, Switch Layer 2, Switch Layer 3
  • Phân loại Switch theo hãng sản xuất có các thương hiệu nổi tiếng như Switch Cisco, Switch Juniper, Switch HP,  Switch Linksys, Switch TP-Link, Switch Micronet…

4.   Ưu điểm của switch

  Switch cho phép nhiều thiết bị có thể kết nối cùng lúc

–   Giúp giữ lưu lượng truy cập giữa hai thiết bị ổn định, không ảnh hưởng đến các thiết bị khác dùng cùng mạng

–   Cho phép kiểm soát người có quyền truy cập vào mạng.

–   Thiết bị Switch cho phép người dùng có thể giao tiếp (trong cùng một mạng) nhanh hơn cả Internet.

Thiết bị chuyển mạch switch được xây dựng để điều khiển các giao diện dòng lệnh kiểu Unix. Hiện nay, có một kiểu switch mới được ra đời có tên là switch thông minh tập trung vào mạng entry-level và doanh nghiệp tầm trung, hỗ trợ giao diện tương tự như một router.

5.   Nguyên lý hoạt động của switch so với hub?

Thông thường, các thiết bị sẽ được kết nối với các hub nhưng sẽ bị giới hạn về số lượng người dùng băng thông. Điều này đồng nghĩa với việc càng nhiều thiết bị truy cập vào mạng, càng mất nhiều thời gian để xử lý dữ liệu để chuyển về đích. Tuy nhiên, những rắc rối này sẽ được Switch giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

switch là gìNguyên lý hoạt động của switch so với hub

6.   Ích lợi của bộ chuyển mạch Switch

Theo bạn, mạng của hộ gia đình có cần thiết trang bị thêm thiết bị chuyển mạch Switch hay không? Thực tế, chỉ các tổ chức hay doanh nghiệp cần có hệ thống mạng tốt, phục vụ cho nhiều người thì mới nên sử dụng đến Switch. Thiết bị chuyển mạch Switch giúp mạng LAN hoạt động ổn định, hiệu suất cao thông qua việc tạo đường dẫn kết nối ảo giữa hai thiết bị với nhau.

Nói cách khác, Switch giúp cho các hoạt động đọc – ghi, nghe – nói diễn ra song song trên cùng một thiết bị trơn chu hơn. Đặc biệt, Switch không yêu cầu chia sẻ băng thông như các thiết bị khác nên không ảnh hưởng đến các kênh truyền khác. Hơn nữa, thiết bị chuyển mạch này được thiết kế cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame nên tỉ lệ lỗi trong frame giảm đáng kể.

Switch hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2 tương ứng với các loại giao diện khác nhau như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… Tóm lại, một Switch hoạt động như một bộ điều khiển trung tâm, cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với nó giao tiếp một cách hiệu quả thông qua việc chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn lực hợp lý.

Switch là thiết bị chuyển mạch được ưa chuộng tại các doanh nghiệp. Hi vọng rằng với những chia sẻ thú vị trên của chúng tôi trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được Switch là gì, đặc điểm và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống như thế nào. 

Xem thêm bài viết khác tại: https://ittoday.vn/

Rate this post